PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Học viện chủ trì tọa đàm khoa học
Đề tài do PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Học viện làm chủ nhiệm. Tham dự tọa đàm khoa học có các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao, Học viện Chính trị khu vực I và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tại tọa đàm khoa học, các đại biểu tập trung thảo luận 03 nội dung: i) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong bối cảnh mới; ii) Thực trạng triển khai đường lối chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng từ Đại hội XI đến nay; iii) Bối cảnh mới và giải pháp thúc đẩy chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Phát biểu tại tọa đàm khoa học, TS Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và TS Lê Đình Tĩnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao đều khẳng định, đánh giá cao Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cũng như Ban Chủ nhiệm đề tài đã chủ động, tích cực triển khai sớm nội dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về hoạt động đối ngoại nhằm đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống; đồng thời mong muốn đề tài cần tập trung làm rõ các khái niệm trung tâm, như: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, “hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng” như Văn kiện Đại hội XIII đã đề ra; dự báo bối cảnh quốc tế, khu vực trong thời gian tới tác động đến Việt Nam, đồng thời xây dựng các kịch bản hội nhập quốc tế cho Việt Nam trước bối cảnh mới.
Phát biểu của PGS,TS Thái Văn Long, PGS,TS Trần Thọ Quang, PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh hay TS Đinh Thanh Tú, TS Ngô Chí Nguyện, ThS Ngô Thị Thúy Hiền… đã làm rõ, sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong bối cảnh hiện nay. Đây là những ý kiến có giá trị tham khảo tốt để đề tài hoàn thiện các nội dung nghiên cứu.
Kết luận toạ đàm, PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Chủ nhiệm đề tài, trân trọng cảm ơn và ghi nhận những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn. Kết quả của tọa đàm khoa học sẽ là những kinh nghiệm trong xây dựng và hoàn thiện nội dung chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong bối cảnh mới, nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Đại biểu dự tọa đàm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến
Đại biểu dự tọa đàm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến