Đổi mới, sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả không chỉ là đòi hỏi cấp thiết mà còn là động lực quan trọng để đưa đất nước phát triển toàn diện trong bối cảnh mới. Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ "việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết trong tình hình thực tiễn".
Bộ Chính trị xác định, việc tổng kết Nghị quyết số 18 (Khóa XII) về sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần sự thống nhất rất cao về nhận thức và đoàn kết trong hành động của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Đổi mới bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh, gọn, mạnh sẽ cắt giảm những tầng nấc trung gian, không cần thiết, thúc đẩy hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động để khơi thông mọi nguồn lực trong xã hội.
Những vấn đề đặt ra trong đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị
Công tác đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị trong thời gian qua đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, đồng thời tạo tiền đề để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Những kết quả tích cực đạt được không chỉ phản ánh quyết tâm chính trị cao độ mà còn thể hiện sự nỗ lực đồng bộ của các cấp, các ngành trong việc cải cách bộ máy theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.
Tuy nhiên, việc đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, chưa đạt được sự đồng đều và hiệu quả tại tất cả các cấp, thiếu tính đồng bộ và tổng thể, chưa kết hợp chặt chẽ với tinh giản biên chế, cơ cấu lại tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Quản trị cao cấp